Trong 7 năm qua, hàng trăm công ty an ninh hàng hải đã mọc lên và cung cấp dịch vụ bảo vệ cho nhiều công ty vận tải biển, trong bối cảnh tàu hàng của những công ty này liên tục bị cướp biển "hỏi thăm", hàng loạt thủy thủ đoàn bị bắt làm con tin đòi tiền chuộc.
Tiền giảm một nửa, công việc y nguyên
Sự sụt giảm có nguyên nhân do hải quân quốc tế tăng cường tuần tiễu chống cướp, tàu hàng được bảo vệ với rào thép gai, vòi rồng công suất lớn và đặc biệt là các đội bảo vệ có vũ trang.Tuy nhiên chi phí thuê bảo vệ tàu biển đã giảm đi nhanh chóng khi lĩnh vực này xuất hiện ngày càng nhiều các công ty an ninh hàng hải.Tình trạng "mật ít ruồi nhiều" khiến các công ty vận tải cười lớn, còn giới kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì méo mặt
Theo Reuters, giá một đội bảo vệ tàu biển đã giảm từ trung bình 40.000 USD mỗi chuyến xuống 18.000 - 20.000 USD. Tuy nhiên công việc của họ không vì thế mà nhẹ nhàng hơn.
Một đội bảo vệ tàu thường gồm từ 3-4 người, chia nhiều ca để làm việc 24/24. Họ được vũ trang với súng bán tự động có khả năng bắn nhanh, giúp mang tới hỏa lực áp đảo trong tình huống có giao chiến.
Ngoài ra họ còn dùng súng trường với tầm bắn tốt và độ chính xác cao.
Đối mặt với môi trường cạnh tranh mạnh, một số cong ty bao ve đã chuyển từ việc tuyển dụng các cựu binh là đặc nhiệm Mỹ và Anh rất thiện chiến sang những người tới từ Ấn Độ, Philippines và Estonia.
Lao động tới từ các quốc gia này có trình độ kém hơn so với cựu binh Anh, Mỹ, nhưng họ cũng chỉ yêu cầu một khoản thù lao nhỏ hơn.
Co mình lại và tự thích nghi
Để tránh việc đi vào chỗ phá sản, các công ty bảo vệ hàng hải giờ đang mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực mới như an ninh mạng cho tàu biển và các hoạt động xa bờ.Họ còn cung cấp dịch vụ an ninh bến cảng và huấn luyện tuần duyên.
Một số công ty chuyển sang cung cấp dich vu bao ve tại những nơi hoạt động của cướp biển mới tăng lên như Tây Phi, với 23 vụ được ghi nhận đã xảy ra tính tới tháng 9 năm nay.
Họ cũng đặt chân tới châu Á, nơi có gần 100 vụ tấn công được báo cáo tại vùng biển ngoài khơi Singapore, Indonesia và Malaysia.
Tuy nhiên việc các đội bảo vệ có vũ trang bị hạn chế hoạt động ở Tây Phi và mức độ bạo lực thấp của bọn cướp ở Đông Nam Á có nghĩa các công ty này không tìm được môi trường kinh doanh hoàn hảo giống như ở khu vực Ấn Độ Dương.
Thêm vào đó, Vịnh Aden vẫn là tuyến đường vận tải biển quan trọng, do 1/5 lượng hàng hóa toàn cầu đi qua đây.
Tính tới tháng 7, ít nhất 40% tàu biển di chuyển trong khu vực này đã sử dụng bảo vệ có vũ trang, khiến đây vẫn là thị trường lớn nhất của các doanh nghiệp an ninh hàng hải.
Cướp biển chỉ đang im lặng chờ thời?
Giới quan sát đánh giá rằng dù số vụ cướp diễn ra ít hơn, cướp biển Somali sẽ khó từ bỏ một "miếng ngon" như Vịnh Aden.Theo lời cựu sĩ quan Hải quân Anh Gerry Northwood, người từng chỉ huy đơn vị chống cướp biển của Hải quân Anh bắt giữ 13 tên cướp Somali đang tấn công một tàu chở dầu hồi năm 2012, hiện nay cướp biển vẫn thăm dò tình hình của các con tàu.
Theo ông, mỗi tháng vẫn có từ 2-3 tàu cướp Somali đi kiểm tra tình trạng phòng thủ của các tàu hàng chạy qua Vịnh Aden.
Hiện nay, hoạt động tuần tra của hải quân quốc tế vẫn tiếp tục. Liên minh châu Âu muốn kéo dài hoạt động chống cướp thêm 1 năm nữa.
Khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương tuyên bố mở rộng hoạt động tới tận cuối năm 2016. Nhưng sau đó là điều gì thì không ai dám nói trước.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ Việt Thăng Long
Trụ sở tại Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh: 68 / 24N Đường Quang Trung, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. HCM
Hotline: 0948 223 239 (Mr.Dũng GĐ Điều hành)
Điện thoại: 08.6292.1111 – 08.6285.2222
Email: dung.vuduy@gmail.com
No comments:
Post a Comment